Hướng dẫn cách xử lý nệm bị hôi đơn giản và hiệu quả tại nhà – ELAMBO

Bởi tonghopsite

Nệm hay chăn ga sau một khoảng thời gian sử dụng thường rất dễ gây mùi hôi do vệ sinh và bảo quản không đúng cách hoặc bị nhiễm các tác nhân từ môi trường như bụi bẩn, vi khuẩn,… Vậy nên xử lý nệm bị hôi như thế nào để đạt hiệu quả tốt? Trong bài viết dưới đây, Elambo sẽ bật mí ngay cho bạn cách khử mùi hôi nệm đơn giản mà hiệu quả cao.

Contents

1. Lý do nệm có mùi hôi

1.1. Nệm có mùi hôi do thời tiết

Thời tiết ẩm là một trong những tác nhân gây nên mùi hôi trên chăn ga gối đệm. Bên cạnh đó, nệm sử dụng lâu ngày, không được làm sạch có thể sẽ xuất hiện các vết nấm mốc khó tẩy, gây mùi hôi khó chịu.

1.2. Nệm có mùi hôi do vi khuẩn

Vi khuẩn tồn tại trong không khí, tích tụ lâu ngày trên bề mặt nệm như: mạt bụi, rận, vi khuẩn E.coli,… gây ra các mùi hôi. Khi chúng ta sử dụng, tiếp xúc lâu dài sẽ dễ gây ra các bệnh da liễu hay viêm phế quản.

1.3. Nệm có mùi hôi do bụi bẩn

Sự tích tụ bụi bẩn từ môi trường không khí bám vào chăn ga, nệm dễ gây ra mùi hôi khó chịu và ảnh hưởng xấu đến làn da nếu không vệ sinh nệm thường xuyên. 

1.4. Nệm có mùi hôi do thực phẩm

Thói quen mang đồ ăn ăn uống trong phòng ngủ, trên giường ngủ là một trong những lý do gây mùi hôi. Chính các vết bẩn, những mảnh vụn của đồ ăn đổ lên nệm tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn phát triển và từ đó gây ra mùi hôi, nấm mốc trên nệm.

1.5. Nệm có mùi hôi do bảo quản sai cách

Việc bảo quản nệm nhưng lại không dùng bao bì bọc kín có thể khiến hơi ẩm, vi khuẩn len lỏi bám vào nệm. Do đó, chính việc bảo quản nệm không đúng cách nên nệm thường có mùi hôi khó chịu. 

2. Hướng dẫn cách xử lý nệm bị hôi

2.1. Giặt sạch/làm sạch nệm

Để giữ cho nệm sạch sẽ, không có mùi hôi khó chịu, bạn nên thường xuyên làm sạch các vết bụi bẩn bám trên nệm. Bên cạnh đó, nệm sau khi đã được làm sạch thì đừng quên đem phơi thật khô để có thể diệt trừ vi khuẩn và giữ cho nệm luôn được khô ráo, thoáng khí. Đặc biệt, với các vết bẩn cứng đầu, bạn chỉ cần trộn đều oxy già kết hợp nước rửa chén để làm sạch các vết bẩn.

2.2. Hút bụi trên nệm

Bụi bẩn tích tụ từ không khí rất dễ bám trên bề mặt hoặc len lỏi trong các rãnh nệm, gây trở ngại trong quá trình vệ sinh nệm. Do đó, bạn nên sử dụng máy hút bụi để có thể làm sạch trọn vẹn các vết bụi bẩn bám sâu bên trong nệm. 

2.3. Sử dụng các chất khử trùng cho nệm

Dưới đây là một số gợi ý các phương pháp sử dụng dung dịch khử trùng đơn giản mà bạn có thể áp dụng để khử mùi hôi, ẩm mốc cho chiếc nệm nhà mình.

2.3.1. Khử mùi hôi nệm bằng baking soda và giấm

Nguyên liệu và dụng cụ: giấm, nước ấm và baking soda, bình xịt phun sương và máy hút bụi.

Các bước tiến hành 

  • Bước 1: Trộn hỗn hợp giấm và nước ấm, pha theo tỉ lệ 1:2, sau đó cho hỗn hợp vào bình xịt và phun đều, trực tiếp lên toàn bộ bề mặt nệm cho đến khi ướt đều
  • Bước 2: Sau khi giấm đã thấm khô, rải đều baking soda lên cả hai bề mặt nệm. Đợi khoảng 30 phút và dùng máy hút bụi hút sạch lớp bột.
  • Bước 3: Đặt nệm ở nơi thoáng khí để hong khô, diệt khuẩn. 

Lưu ý: Đối với một số nệm có chất liệu từ cao su, tuyệt đối không phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, để tránh sự chai sần và giảm độ đàn hồi. 

2.3.2. Khử mùi hôi nệm bằng dung dịch rượu và nước ấm

Nguyên liệu và dụng cụ: rượu, nước ấm, bình xịt, cọ rửa và máy hút bụi

Các bước tiến hành

  • Bước 1: Pha dung dịch gồm rượu và nước ấm, tiếp đó cho hỗn hợp vào bình xịt và phun đều lên những vết bẩn gây mùi.
  • Bước 2: Dùng cọ để tẩy rửa các vết bẩn trên nệm
  • Bước 3: Dùng máy hút bụi hoặc khăn lau làm sạch các vết bẩn gây mùi

2.3.3. Khử mùi hôi nệm bằng cồn

Dung dịch cồn có tác dụng khử mùi hôi nệm và đây cũng là cách được các mẹ áp dụng nhiều mỗi khi trẻ tè dầm.

Nguyên liệu và dụng cụ: nước, dung dịch cồn và khăn khô 

Các bước tiến hành

  • Bước 1: Đổ 1 cốc nước vào vùng nước tiểu, tiếp đó dùng khăn khô chần lên chỗ nệm ướt và giẫm mạnh vào nệm để nước thấm vào khăn.
  • Bước 2: Xịt cồn lên phần nệm ướt và để nệm khô tự nhiên.

2.3.4. Khử mùi hôi nệm bằng thuốc tẩy

Nguyên liệu và dụng cụ: Chất tẩy, nước ấm, khăn, cọ rửa và máy hút bụi

Các bước tiến hành

  • Bước 1: Pha hỗn hợp nước ấm và thuốc tẩy theo tỉ lệ 1:2
  • Bước 2: Dùng khăn lau hoặc cọ rửa để vệ sinh toàn bộ bề mặt nệm, sau đó sử dụng máy hút bụi để hút sạch các vết bụi bẩn bám trên nệm.

3. Một vài lưu ý khi xử lý mùi hôi nệm

  • Sau khi vệ sinh nệm, bạn có thể sử dụng quạt, máy lạnh hoặc máy sấy để hong khô nệm.
  • Để tránh tình trạng nệm bị cháy xém hoặc biến dạng, bạn không nên sử dụng bàn là, quạt sưởi để làm khô nệm.
  • Để hạn chế việc bào mỏng cấu trúc và giảm tính bền của nệm, bạn không nên sử dụng các loại chất tẩy có nồng độ mạnh để tẩy mùi hôi nệm.
  • Không nên dùng các chất tạo mùi nặng để tránh tình trạng lưu hương nồng trong khoảng thời gian dài.
  • Khi cất trữ, cần bọc kín nệm bằng túi nilon hoặc túi chuyên dụng để hạn chế sự ẩm mốc, tránh vi khuẩn len lỏi bám vào nệm.

Để bảo vệ tốt làn da cũng như sức khỏe của người tiêu dùng, ELAMBO xin gửi đến bạn các thông tin về cách khử mùi hôi nệm với niềm hy vọng những chia sẻ này thật sự hữu ích và thiết thực với bạn. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ ELAMBO

Văn phòng đại diện: 97 Tôn Đức Thắng – Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội

Hotline: 1900 88 66 43

Email: elambovietnam2017@gmail.com

Website: https://elambo.vn/

You may also like

Để lại bình luận