ASUS ROG Strix XG32VQ: cong, 144 Hz 4 ms có FreeSync, 86% AdobeRGB, phân giải 2K, giá 14 triệu | Tinh tế

Bởi tonghopsite


Tinhte.vn_ASUS_ROG_Strix_XG32VQ-3.jpg

Chỉnh chế độ FPS Mode, đuôi và đầu UFO vẫn có bóng ma.

Tương tự với ghosting, UFO bị bóng ma khá nhiều ở khung ảnh tối và tốt nhất là chỉnh sang chế độ tối ưu cho game FPS hoặc Racing trong OSD > Gaming Mode. Lúc đó phần bóng ma sau UFO sẽ được giảm đi đáng kể, nhất là chế độ FPS.

Tinhte.vn_ASUS_ROG_Strix_XG32VQ-4.jpg

Hiện tượng bóng mờ sau UFO đã được khử đáng kể khi chỉnh OD lên Level 4.

AMD FreeSync, mình thử nghiệm chơi nhiều game với card đồ họa ASUS ROG Strix RX Vega 56 để khai thác tính năng này và hiệu quả vẫn tương tự các dòng màn hình hỗ trợ FreeSync cùng thông số làm tươi và thời gian phản hồi khác.

Tình trạng giật hình, xé hình được giảm thiểu đáng kể giúp trải nghiệm chơi game mượt hơn. Trên chiếc màn hình này, FreeSync hỗ trợ dải tần số đáp ứng từ 48 Hz đến 144 Hz, tương đương 48 fps đến 144 fps. Thành ra để khai thác FreeSync thì ngoài việc phải dùng card đồ họa AMD có hỗ trợ thì anh em cũng cần phải cân chỉnh cấu hình đồ họa của game để khung hình rơi vào khoảng từ 48 đến 144 fps để đạt hiệu quả tốt nhất.

Tinhte.vn_ASUS_ROG_Strix_XG32VQ-1.jpg

Trở lại với các thông số của XG32VQ, cá nhân mình cho rằng chiếc màn hình này rất lý tưởng cho cả 2 việc chơi game, giải trí, làm việc hàng ngày và xử lý đồ họa không chuyên. Tấm nền cong 1800R hiện đang là tiêu chuẩn trên các dòng màn hình cong tầm trung và ở kích thước dưới 35″ thì độ cong này rất hợp lý để mang lại trải nghiệm hút mắt, toàn khung hình.

Thế nhưng điểm mình thích nhất trên XG32VQ không phải là nó cong mà là độ phân giải 2560 x 1440 px. Độ phân giải này có thể nói là lý tưởng đối với màn hình cỡ 32″. Mật độ điểm ảnh 91 ppi trong khi chiếc XG27VQ lần trước mình có review là 81 ppi (1920 x 1080 px, 27″), mọi thứ trở nên mịn màng hơn hẳn. Thêm vào đó, mình thích 2K bởi khi chơi game ở độ phân giải này thì khung hình vẫn có thể đạt tỉ lệ cao với các thiết lập đơn card đồ họa như mình vẫn đang dùng.

Dùng Spyder4Elite mình đo được những thông số rất tốt trên XG32VQ với thiết lập OSD đang ở mặc định là độ sáng 100%, tương phản 80, bão hòa màu 50, gamma 2.2, chế độ Standard.

Đầu tiên về độ bao phủ các dải màu sắc thì XG32VQ đạt 86% AdobeRGB, 100% sRGB và 81% NTSC. Theo thông số được ASUS công bố thì chiếc màn hình này đạt trên 100% sRGB và điều này chính xác. Độ bao phủ dải màu này thậm chí có thể so sánh tương đương với những chiếc màn hình làm đồ họa chuyên nghiệp.

Color Accuracy.PNG

Tuy nhiên, nếu anh em muốn sử dụng XG32VQ để làm đồ họa thì cũng cần phải lưu ý những thông số tiếp theo. Chẳng hạn như về độ chính xác màu sắc, mặc dù phần lớn màu sắc trong thang 48 màu đều có tỉ lệ Delta-E thấp nhưng riêng màu xanh lại có tỉ lệ đến 2.85 – trên mức lý tưởng là 2.0. Mình cũng thấy thú vị khi tấm nền VA của XG32VQ lại đạt độ chính xác màu cao hơn rất nhiều so với tấm nền của chiếc XG27VQ hay nhiều dòng màn hình cùng phân khúc khác.

Brit 100%.PNG

Về độ sáng, màn hình có độ sáng tối đa 220 nit và phân bổ khá đều ở độ sáng 100%. Dù vậy vùng bên phải màn hình luôn tối hơn đôi chút so với vùng giữa và bên trái. Tỉ lệ chênh sáng giữa vùng bên trái so với trung tâm chỉ vào khoảng 2 đến 5% trong khi vùng bên phải từ 6 đến 9%.

Color Uniform 100% 83%.PNG

Độ bảo toàn màu sắc cũng vậy, tỉ lệ sai lệch màu ở độ sáng 100% lớn nhất nằm ở vùng bên phải, phía dưới với Delta-E 7.4, các vùng còn lại có độ chênh từ 2.2 đến 5.5 so với vùng giữa phía trên (mốc 0.0). Ở độ sáng màn hình thấp hơn như 50% thì tỉ lệ chênh lệch màu sắc giữa các vùng giảm đi đáng kể, chỉ còn 4.5 ở vùng bên phải phía dưới. Đây cũng là một đặc điểm của tấm nền VA bởi khả năng hiển thị đồng đều và chính xác màu sắc giữa các vùng màn hình không cao.

Gamma.PNG

Gamma mặc định 2.2 đo được trên màn hình XG32VQ (màu đen) bám rất sát với đường cong chuẩn gamma 2.2 (màu xanh dương). Với độ sáng 100%, độ tương phản của màn hình là 850:1, kèm theo đó là khả năng hiển thị màu đen cực tốt với tỉ lệ black level 0.26 – rất gần với mức 0 tức màu đen thui hoàn toàn mà thường chỉ thấy trên những tấm nền OLED. Thế nhưng khả năng tái tạo sắc trắng của màn hình lại kém, với độ sáng 100% thì white point ở 9100 (9100 Kelvin), white point thấp nhất là 8800 ở độ sáng 0%. Do đó với những anh em có nhu cầu đồ họa hay in ấn với các mức white point chuẩn như 6500 hay 5500 thì cần phải cân chỉnh nhiều để có thể đạt được mức white point này.

Tinhte.vn_ASUS_ROG_Strix_XG32VQ-9.jpg

Nhìn chung so với chiếc XG27VQ lần trước mình đánh giá thì XG32VQ có thể nói là … đạp chết chính phiên bản anh em của nó. Mức giá gần gần nhau, chỉ thêm 2 triệu thì XG32VQ có lý hơn rất nhiều. Độ bao phủ dải màu rộng hơn, kích thước lớn hơn, độ phân giải cao hơn khiến hình ảnh mịn hơn, tương phản tốt và cũng hỗ trợ đầy đủ các tính năng dành cho game thủ như tốc độ làm tươi 144 Hz với 4 ms GtG cùng công nghệ FreeSync đồng bộ khung hình. Đó là chưa kể các tính năng râu ria như đèn AURA cũng đã hỗ trợ Sync với các phần cứng AURA khác của ASUS và thêm nữa là có 2 cổng USB 3.0 tích hợp rất tiện lợi. Tuy nhiên, mình cũng mong muốn nhiều hơn với chiếc màn hình này:

Điểm mình thích:

  • Thiết kế ngầu, đèn AURA đã hỗ trợ đồng bộ, chân đế vững và linh hoạt;
  • Viền màn hình mỏng, độ cong 1800R;
  • Kích thước 32″ với độ phân giải 2K cho hình ảnh mịn
  • Tấm nền VA cho độ bao phủ các dải màu rộng, tương phản cao, black level tốt và góc nhìn rộng;
  • 144 Hz, 4 ms, FreeSync đủ cho trải nghiệm chơi game mượt mà với card đồ họa AMD.

Điểm mình chưa thích:

  • Đèn LED dưới chân đế vẫn chỉ 1 màu, AURA luôn sẽ rất đẹp;
  • Độ sáng màn hình chưa cao, white point cao ở gamma 2.2;
  • Độ đồng đều về khả năng hiển thị màu sắc ở các vùng màn hình không cao, chênh lệch lớn ở vùng bên phải;
  • Khử motion blur không ngon như trên XG27VQ do không có EMBL.

You may also like

Để lại bình luận