Đánh giá ASUS ROG Strix XG27VQ: chất lượng và tính năng vừa đủ ở tầm giá 12 triệu | Tinh tế

Bởi tonghopsite

Về độ bao phủ màu sắc, tấm nền VA trên XG27VQ đạt độ bao phủ 76% AdobeRGB, 97% sRGB và 70% NTSC, khá gần với con số được ASUS công bố là 72% NTSC. Độ bao phủ này khá rộng và đủ để anh em có thể làm đồ họa nhưng tấm nền VA trên XG27VQ không lý tưởng khi sự chính xác về màu sắc không cao và sự đồng nhất về màu sắc lại không đều giữa các vùng màn hình.

Chẳng hạn như tỉ lệ Delta-E trung bình của màn hình là 3.06 (lý tưởng là dưới 2) và rất nhiều màu sắc bị sai lệch nhiều. Chẳng hạn như xanh lam đến 6.72, đỏ là 4.0, xanh lục 3.30 và rất nhiều màu sắc khai có tỉ lệ Delta-E cao so với tỉ lệ chuẩn trong không gian màu. Do đó với độ sai lệch màu lớn, các màu sắc cơ bản thường có xu hướng đậm hơn nên không phù hợp để dùng cho đồ họa cao cấp, chỉnh sửa ảnh và in ấn.

Color Uniform 100%.PNG

Thêm vào đó sự đồng nhất về màu sắc giữa các vùng màn hình cũng có sự biến thiên lớn. Chẳng hạn như vùng giữa phía trên màn hình có tỉ lệ Delta-E gần nhất là 0.0 thì các vùng xung quanh có tỉ lệ sai lệch từ 0.5 đến 1.8. Riêng các vùng dưới màn hình thì độ sai lệch trên 2.4.

Tinhte.vn_ASUS_XG27VQ-10.jpg

Tiếp theo là các thông số và tình năng phục vụ cho game thủ. Tốc độ quét 144 Hz native và chúng ta sẽ cần dùng với cáp DisplayPort để khai thác tốc độ làm tươi này và XG27VQ cũng hỗ trợ AMD FreeSync. Mình thử nghiệm với 2 chiếc card đồ họa khác nhau gồm GTX 1070 và RX 570 để kiểm tra FreeSync. DOOM lại là tựa game được đem ra test bởi với Vulkan API và thiết lập Medium, GTX 1070 và RX 570 đều dễ dàng cho khung hình trên 144 fps. Chức năng đồng bộ khung hình FreeSync chỉ hoạt động với card đồ họa của AMD và dù cho card đồ họa Radeon không thể xuất được khung hình cao thì FreeSync vẫn có thể bù trừ với tính năng LFC theo dải tần số làm tươi từ 48 đến 144 Hz. Riêng với GPU Nvidia, nếu card quá yếu và khung hình xuất ra thấp thì ít nhiều khi chơi game trên màn hình XG27VQ chúng ta sẽ gặp tình trạng xé hình (tearing). Đây là đặc điểm chung của các loại màn hình tốc độ quét cao.

Tinhte.vn_ASUS_XG27VQ-18.jpg

Tấm nền VA trên XG27VQ cho thời gian phản hồi 4 ms (GtG) và kết quả kiểm tra ghosting bằng UFO Test cho thấy tình trạng ghosting trên màn hình khá rõ. Tuy nhiên, ASUS cũng trang bị một công nghệ có tên Extreme Low Motion Blur trên chiếc màn hình này. Hình trên là tình trạng ghosting khi mình để ở chế độ User Mode tức các thiết lập đều mặc định và chỉ ở User Mode thì anh em mới bật được tính năng ELMB trong menu OSD.

ASUS XG27VQ FPS.jpg

Chế độ game FPS
ASUS XG27VQ RTS.jpg

Chế độ game RTS
ASUS XG27VQ Racing.jpg

Chế độ game Racing
ASUS XG27VQ Scenary.jpg

Chế độ Scenery.​

Chế độ game FPSChế độ game RTSChế độ game RacingChế độ Scenery.​

Còn đây là khả năng khử ghosting với thiết lập game FPS và Racing, 2 loại game thường có chuyển động rất nhanh. Bóng mờ phía sau UFO đã giảm đi rất nhiều, hiện tược ghosting ngược với bóng mờ phía trước cũng có nhưng không nhiều và không bị nhòe corona. Tình trạng này sẽ xảy ra nếu để chế độ Scenery, do đó mình nhấn mạnh rằng anh em nhớ bật ELMB hay chỉnh sang các chế độ FPS, Racing Mode để đảm bảo chuyển động hình ảnh không bị mờ nhòe, có đuôi. Điều này rất quan trong khi anh em chơi game bởi nếu hồng tâm chỉ cần nhòe đi khi lia nhanh thì chúng ta có thể miss headshot.

Về góc nhìn, tấm nền VA không bị nhược điểm khuyết góc nhìn như TN và góc quan sát của màn hình XG27VQ lên đến gần 180 độ từ các phía. ASUS có phủ lớp matte chống chói cho màn hình và lớp phủ này rất mịn và mỏng thành ra trải nghiệm hình ảnh về màu sắc và độ sáng không giảm đi nhiều ở các góc nhìn hẹp. Thêm vào đó chúng ta có thể sử dụng XG27VQ ở ngoài trời hay dưới nguồn sáng trực tiếp nhờ lớp phủ này.

Tinhte.vn_ASUS_XG27VQ-1.jpg

Một lần nữa mình đưa ra đánh giá XG27VQ là một chiếc màn hình cong phục vụ đặc thù cho nhu cầu chơi game. Ở mức giá 12 triệu, không quá đắt cũng không quá rẻ thì XG27VQ mang lại cho mình nhiều thứ nhưng khiến cảm xúc hơi hụt hẫn. Chẳng hạn như thiết kế của màn hình hầm hố, xoay chuyển khá linh hoạt nhưng đèn AURA lại không mấy tác dụng bởi nó không hỗ trợ đồng bộ với chiếc máy tính ASUS của mình hay cũng không đủ sáng để tạo hiệu ứng ambient. Màn hình cong 1800R nhưng 27″ thành ra mình phải ngồi gần hơn với màn hình để trải nghiệm toàn trường quan sát và ngồi gần đồng nghĩa với việc sẽ thấy rõ điểm ảnh với độ phân giải chỉ FHD của XG27VQ. Màu sắc tươi tắn nhưng sai màu nhiều nên với nhu cầu của mình vừa làm hình ảnh hàng ngày, vừa chơi game vào ban đêm thì thật sự XG27VQ không thể đáp ứng được. Nếu anh em xác định chỉ đầu tư để chơi game và giải trí và là một người yêu thích ASUS thì anh em có thể chọn ROG Strix XG27VQ.

Điểm mình thích trên XG27VQ:

  • Thiết kế hầm hố, chân đế khá linh hoạt và đẹp;
  • Có đèn LED AURA trang trí;
  • Menu OSD dễ dùng, nút bấm hợp lý;
  • 27″ cong 1800R với tỉ lệ 16:9;
  • Tấm nền VA cho màu sắc đẹp, tương phản cao;
  • Tốc độ làm tươi 144 Hz hỗ trợ FreeSync;
  • Góc nhìn rộng;
  • Thời gian phản hồi 4 ms nhưng khử ghosting tốt nhờ ELMB.

Điểm mình chưa thích trên XG27VQ:

  • Đèn AURA không thể đồng bộ với các phần cứng ASUS khác;
  • Không có USB Hub tích hợp trên màn hình;
  • Độ sai lệch màu lớn.

You may also like

Để lại bình luận