Trải nghiệm AMD RX Radeon 5700 XT: chơi tốt nhiều game ở 2K, xung cao hơn, ít ăn điện hơn đời trước | Tinh tế

Bởi tonghopsite

AMD từng nói Radeon RX 5700 XT tối ưu cho game 2K và điều này đúng!

Những con số trên chỉ cho anh em hình dung sơ lược về khả năng của Radeon RX 5700 XT, nó mạnh tới đâu và nằm ở đâu trong bảng đồ card đồ họa hiện tại. Còn giờ là con số thực tế trên 6 tựa game mình test. Có một điều mình muốn lưu ý là Radeon 5000 series vẫn không hỗ trợ các công nghệ như Ray Tracing, DLSS đặc trưng như Nvidia. Những chiếc card đồ họa của Nvidia dòng RTX được so sánh mình cũng cho tắt Ray Tracing và DLSS trong game để đảm bảo kết quả chính xác nhất.

2 tựa game DirectX 11 là PUBG và Ghost Recon Wildlands. Nếu anh em vẫn còn chơi PUBG mỗi ngày thì Radeon RX 5700 XT sẽ không khiến anh em thất vọng nhất là ở độ phân giải 2K, trên 100 fps ở thiết lập đồ họa Ultra. Mình không có màn hình 4K để test nhưng 2K với khung hình trên 100 fps đã là quá đủ để có được trải nghiệm mượt mà. Tương tự với Wildlands, 2K Ultra đạt gần 60 fps và FHD trên 60 fps. Đây là một tựa game rất nặng, thế giới mở và đặc biệt ở độ phân giải Ultra, chi tiết đồ họa môi trường được đẩy lên rất cao. Mình chơi Wildlands mỗi ngày và tạm hài lòng với những gì Radeon RX 5700 XT mang lại bởi đây là một tựa game góc thứ 3, mình chơi theo team nên không quá căng thẳng.

Chuyển sang các tựa game DirectX 12, những chiếc card đồ họa của Nvidia đang làm rất tốt khi mang lại hiệu năng tối ưu hơn với nền tảng API này, Radeon RX 5700 XT cũng đủ tốt. Chuyển qua Shadow of the Tomb Raider thì mọi thứ khá hơn, 73 fps ở 2K Highest, cao hơn khoảng 15 fps so với RTX 2060 và ở FHD, Radeon RX 5700 XT mang lại khung hình trên 100 fps.

Không thể thiếu Battlefield V và Metro Exodus ở hạng mục DX12, Radeon RX 5700 XT cho khung hình 95 fps ở màn đầu tiên của phần Normandy với đồ họa 2K, Ultra (mình luôn chọn màn chơi này để test game bởi nó có khúc trượt tuyết, có tuyết rơi với từng bông tuyết nhỏ, có ánh sáng trăng ban đêm và đèn, cây cối đủ thứ, rất phù hợp để thử sức cho mọi GPU) và trên 120 fps với đồ họa FHD, Ultra. Metro Exodus thật ngạc nhiên không làm khó được Radeon RX 5700 XT khi nó cho khung hình trên 90 fps trung bình ở 2K, Ultra.

Như vậy có thể thấy tùy tựa game mà Radeon RX 5700 XT sẽ mang lại tỉ lệ khung hình cao hay thấp. AMD từng nói rằng Radeon RX 5700 XT sẽ dành cho game 2K và điều này đã được kiểm chứng. Đa phần các tựa game mình chơi đều đạt khung hình từ 60 fps trở lên với driver Radeon Relive Beta.

Vẫn ăn điện nhưng ít hơn so với Vega, nhiệt độ GPU trên 80 độ C trên phiên bản Reference Edition:

BF5.jpg

Dựa trên những gì mình thấy khi chơi game thì xung của Radeon RX 5700 XT thật sự cao, trên 1800 MHz và mức ăn điện của con Navi 10 nhìn chung vẫn cao nhưng so với Vega thì đã ít hơn kha khá. Điện năng tiêu thụ thường thấy với 6 tựa game mình chơi thì các tựa game DX12 luôn khiến Radeon RX 5700 XT ăn nhiều điện nhất, từ 180 – 185 W, riêng DX11 thì luôn dưới 180 W, chẳng hạn như Ghost Recon Wildlands khiến nó ăn chỉ 160 – 165 W với đồ họa tối đa. Như vậy với độ ăn điện thấp hơn so với Vega, xung cao hơn và hiệu năng cao hơn thì rõ ràng AMD đã không nói ngoa khi khẳng định hiệu năng/xung và hiệu năng/watt của Navi cao hơn lần lượt là 25% và 1,5 lần so với Vega.

Tinhte.vn_GeForce_RTX_Super-25.jpg

Cũng cần lưu ý là Radeon RX 5700 XT sẽ dùng 8 + 6 pin nguồn PCIe và AMD gợi ý PSU phải từ 600 W trở lên. Mình dùng nguồn 850 W dư sức kéo chiếc card này và Core i9-9900K, anh em trước khi mua nên kiểm tra cục nguồn của mình nhé, tránh tình trạng mua về phải đổi luôn cục nguồn thì lại tốn thêm một khoản nữa không nhỏ.

MetroExodus.jpg

Nhiệt độ thì cũng tùy tải nhưng đa phần đều trên 80 độ C khi chơi game bật đồ họa tối đa và phân giải 2K. Thiết kế tản nhiệt kiểu blow-out như phiên bản Reference Edition này dù đã được AMD cải tiến với buồng hơi vampor nhưng nhìn chung vẫn chưa khiến Navi 10 mát hơn. Đôi khi nhiệt độ đột nhiên tăng lên 85 độ C khiến xung tụt khiến khung hình tụt theo. Vì vậy mình nghĩ rằng nếu anh em muốn mua Radeon RX 5700 XT thì nên chọn các phiên bản custom của các hãng OEM như ASUS, MSI, Gigabyte … bởi họ luôn trang bị cho những chiếc card hệ thống tản nhiệt tối ưu nhằm giữ hay thậm chí là OC xung của GPU, mang lại hiệu năng cao hơn và ổn định hơn so với các phiên bản gốc từ AMD.

Tinhte.vn_GeForce_RTX_Super-30.jpg

Mình chỉ mượn được chiếc card này trong thời gian ngắn và hy vọng những chia sẻ trên đã giúp anh em hình dung về sức mạnh của Radeon RX 5700 XT cũng như GPU Navi 10 và sự cải tiến của kiến trúc RDNA. Tính năng PCIe 4.0 mình vẫn chưa test được nhưng khả năng trong tuần tới mình sẽ có một chiếc bo X570 để test xem có gì chênh lệch với PCIe 3.0 không.

Tinhte.vn_GeForce_RTX_Super-28.jpg

Vậy anh em chọn đội đỏ hay xanh, đồng giá thì anh em sẽ mua RTX Super hay Radeon RX 5000 series?

Tinhte.vn_GeForce_RTX_Super-22.jpg

Tinhte.vn_GeForce_RTX_Super-29.jpg

Tinhte.vn_GeForce_RTX_Super-32.jpg

Tinhte.vn_GeForce_RTX_Super-27.jpg

Tinhte.vn_GeForce_RTX_Super-34.jpg

Tinhte.vn_GeForce_RTX_Super-36.jpg

*Chỉnh sửa: Mình gặp lỗi với tựa game Far Cry New Dawn, đã test lại với card khác và kết quả cũng sai lệch nhiều, vì vậy mình bỏ kết quả của tựa game này để đảm bảo công bằng.

You may also like

Để lại bình luận