Review Apple HomePod: Quá khép kín – 3K Shop

Bởi tonghopsite

monospace-apple-homepod-review-1.jpg

HomePod chính là sản phẩm loa thông minh mới nhất đến từ Apple để có thể cạnh tranh trực tiếp cùng những dòng thiết bị đang cực kỳ phổ biến như Amazon Echo hay Google Home. Theo Apple, HomePod có khoảng thời gian phát triển cực lâu lên đến 6 năm nhằm mang lại cho khách hàng trải nghiệm sử dụng cũng như chất lượng âm thanh tốt nhất. Có thể nói rằng về mảng chất lượng âm thanh HomePod đã làm rất tốt khi cho chất âm hay hơn hẳn so với các dòng loa cùng giá. Tuy nhiên nó có đáng để bạn phải càng phải “khép kín” theo hệ sinh thái riêng của Apple hay không?

Cái nhìn đầu tiên về HomePod quả thực rất kkhác so với những gì mà người dùng dự đoán. So với các hình ảnh trước đây trên mặt báo, trông nó có vẻ nhỏ hơn cũng như có thiết kế đơn giản hơn. HomePod cũng có khối lượng nặng hơn so với kích thước của nó, đi theo đó là lớp bọc ngoài bằng vải khá mềm mại đủ sức làm “say mê” móng vuốt của mấy con mèo. Cable của HomePod gắn liền và cũng được bọc vải, và trên đỉnh loa là các phím âm lượng có đèn LED và “màn hình” chính mà theo Apple là để phục vụ cho điều khiển cảm ứng. Chân loa khá hơn 1 chút với đế nhựa cứng. Apple HomePod cũng nên được đặt trên bề mặt phẳng và cứng do củ loa của nó có thiết kế hướng xuống và sẽ nghe rất dở nếu đặt trên bề mặt mềm hay chông chênh.

monospace-apple-homepod-review-2.jpg

Bên trong HomePod là 8 củ loa được điều khiển bằng chip Apple A8 và phần mềm custom. Trong số 8 loa gồm có 7 loa tweeter và 1 loa woofer với kích thước 4 inch. Ngoài ra còn có thêm 7 mic với 6 mic dàn trải xung quanh thân loa dành cho Siri, mic còn lại ẩn sâu bên trong ruột loa để đo đạc và nhận biết vị trí đặt loa, từ đó cho ra tiếng bass phù hợp nhất. Tuy nhiên bạn cũng đừng nên hy vọng rằng mình sẽ có được âm thanh 3D hay gì gì đó tương tự vì bản thân HomePod được thiết kế như vậy chỉ để triệt tiêu âm cộng hưởng trong và ngoài loa mà thôi. Nói chung, nó cực kỳ cố gắng để làm cho âm thanh bạn nghe được tự nhiên nhất.

Kích hoạt HomePod chơi nhạc và nó sẽ tự điều chỉnh chất âm để phù hợp với vị trí mà bạn đặt nó theo 2 bước: bước 1 là nó cố gắng định hình vị trí đặt loa trong phòng và bước 2 là tối ưu hóa âm thanh dựa trên vị trí đã đo đạc. Việc đo đạc này sẽ diễn ra nhanh hơn nếu bạn chơi nhạc có nhiều bass.

monospace-apple-homepod-review-3.jpg

Nếu đặt loa ở sát tường, HomePod sẽ phát nhạc theo 3 hướng âm: 1 ra trước mặt cho các tiếng vocal và guitar, và 2 ra sau lưng để mô tả các tiếng động sân khấu cũng như tiếng vỗ tay của khán giả. Apple cho biết HomePod cũng được đăng ký với hơn 200 bằng sáng chế để có thể bao hàm hết tất cả các “công nghệ mới” của nó. Một trong số đó là khả năng kết nối 2 chiếc HomePod cho âm trường rộng rãi và dàn trải hơn (dự kiến sẽ được cập nhật vào cuối năm nay).

Để nhận biết được âm thanh nào sẽ được phát qua hướng âm nào, HomePod sẽ so sánh giữa 2 channel L và R của bài nhạc để xem nguồn âm nào được mix trực diện hay làm nền. Các âm trực diện sẽ được phát ra hướng âm trước mặt còn âm nền sẽ được phát ra phía sau. Cũng theo nhận định từ Apple, công nghệ âm học này có nét tương đồng rất lớn với công nghệ âm thanh Surround của các hệ thống âm thanh đắt tiền, tuy nhiên cách thực hiện thì “hoàn toàn khác và mới mẻ hơn”. Mic thứ 7 của HomePod đặt sâu bên trong loa cũng sẽ cho phép thiết bị nhận biết vị trí của mình và thay đổi tiếng bass cho phù hợp, đưa âm bass đến ngưỡng cao nhất mà không bị ảnh hưởng bởi méo tiếng, điều mà những chiếc loa khác chưa làm được.

monospace-apple-homepod-review-4.jpg

Việc đo đạc xảy ra rất nhanh chỉ trong khoảng 10 giây và hoàn toàn tự động mà không cần bạn phải động đến ngón tay của mình. Nếu bạn thay đổi vị trí của HomePod, cảm biến độ cao sẽ nhận biết vị trí và tùy biến chất âm lại 1 cách cực kỳ nhanh chóng. Về điểm này, HomePod ăn đứt Sonos TruePlay (mất đến hơn 45 giây và cần hỗ trợ từ người dùng) hay Audyssey (tốn rất nhiều thời gian để có thể thiết lập vừa ý).

HomePod cũng cho chất âm đầy đủ và giàu cảm xúc hơn so với các sản phẩm loa đồng giá. Bass của loa cực mạnh và chắc nhưng vẫn giữ được hầu như tất cả các chi tiết khác ở dải mid. So với khả năng thiết lập ở bất cứ vị trí nào của HomePod mà vẫn cho chất âm tốt, Sonos One sẽ hơi khó khăn hơn một chút còn Google Home Max thì tiếng bass bị ù hẳn đi. Echo và Google Home thì quá nhỏ để có thể so sánh. Tương đồng nhất có thể sẽ là Sonos Play:5 khi được thiết lập thêm Sonos TruePlay, bù lại nó có giá cao hơn, kích thước to hơn và cũng chẳng có tính năng thông minh gì hết nên HomePod vẫn là người chiến thắng.

monospace-apple-homepod-review-5.jpg

HomePod cực nhạy khi nhận lệnh kích hoạt “Hey Siri” thậm chí ngay cả trong điều kiện ồn ào như chơi nhạc ở âm lượng lớn. Siri sẽ có khả năng đọc các thông tin về bài nhạc đang phát, chi tiết đến mức cho biết từng nghệ sỹ nào đang chơi nhạc cụ gì. Các điểm yếu có thể nhắc đến ở phần tính năng hỗ trợ của Siri trên HomePod là không thể nhớ cùng lúc 2 mốc hẹn giờ (timer), không tìm kiếm được công thức nấu ăn và không thể tạo cuộc gọi (như với hầu hết các sản phẩm loa thông minh của Amazon hay Google). Người dùng chỉ có thể bắt đầu cuộc gọi từ iPhone và sau đó đưa nó sang HomePod (gần giống với việc mở loa ngoài). Siri cũng không thể nào cạnh tranh với chuỗi kỹ năng Skills tiện dụng của Alexa hay Abilities cực kỳ đa dạng của Google Assistant.

Tiếp theo là gì nhỉ? Siri không thể phát trên Apple TV, so với việc trợ lý ảo của cả Google và Amazon đều có thể phát nội dung đa phương tiện trên thiết bị phần cứng của hãng mình. HomePod tuy nhiên có thể được sử dụng như loa cho TV (qua AirPlay), bù lại nó sẽ tự ngắt kết nối khi bạn chơi nhạc và bạn phải thiết lập kết nối lại mỗi khi muốn tiếp tục sử dụng nó làm loa cho TV. Các phần cứng đa phương tiện khác như máy chơi game console hay TV box cũng không có cách nào để làm việc cùng HomePod.

monospace-apple-homepod-review-6.jpg

Xem thêm: #1 Đánh giá Hnam Mobile lừa đảo hay không ?

You may also like

Để lại bình luận