[Chia sẻ] Con chuột Logitech G304 màu tím mình mới mua | Tinh tế

Bởi tonghopsite

logitech g304 scrolll switch.jpg

Phím còn lại là điều chỉnh DPI ngay phía sau con lăn, bên dưới nó là switch của Kailh. Như vậy có thể thấy Logitech trang bị cho tất cả các nút trên G304 Lightspeed switch cơ học và có phần chất lượng trong phân khúc giá này.

tinhte_logitechg304-9.jpg

G304 Lightspeed dùng pin AA, trong hộp tặng kèm cục pin Duracell và nó cũng chỉ cần 1 cục pin. Chỉ cần trượt nắp lưng ra là có thể thay pin. Trọng lượng của chuột khi không có pin là 65 g, gắn pin 99 g, như vậy pin nặng 34 g. Nếu anh em muốn tăng giảm trọng lượng thì cục pin này cũng là một cách hay, chẳng hạn như anh em muốn chuột nhẹ hơn thì có thể tìm dòng pin AA hạng nhẹ như Energizer L91 Ultimate Lithium, nó chỉ 15 g. Còn nếu muốn thời lượng pin dài hơn thì anh em có thể tìm pin sạc dòng 1.5 V, vừa có thể sạc lại vừa bảo vệ môi trường.

tinhte_logitechg304-8.jpg

Hệ thống feet dưới chuột có 6 miếng, 4 miếng ở 4 góc, feet quanh cảm biến và 1 feet tròn ở chính giữa sau đuôi chuột. Với diện tích đáy chuột không lớn thì hệ thống feet này là đủ để giảm độ ma sát và đảm bảo cân bằng.

logitech g304 sensor.jpg

Cảm biến trên G304/G305 Lightspeed là Logitech HERO, đây là cảm biến quang học hồng ngoại với dải DPI từ 100 đến 12000, tốc độ tracking 400 IPS và gia tốc 40 G. Mặc định sẽ có 4 mức DPI nạp sẵn là 400, 800, 1600, 3200 và đây cũng là dải DPI mình thường xài với màn hình 2K. HERO trên G304/305 Lightspeed được Logitech phát triển hợp tác với PixArt và cơ bản nó cũng giống như cảm biến PMW3366 nổi tiếng một thời nhưng được cải thiện về hiệu năng và giảm điện năng tiêu thụ từ đó kéo dài thời lượng sử dụng pin cho chuột không dây.

Logitech G304 vs G Pro.jpg

Logitech G Pro dùng cảm biến HERO 16K còn G304/305 Lightspeed rẻ hơn dùng bản 12K, cơ bản mình thấy không khác biệt nhiều khi chơi game. Tuy nhiên khi vẽ nét thì mình phát hiện ra cảm biến HERO trên G304 Lightspeed làm mượt nhiều hơn và tính năng tự bắt góc (angle snapping) hơi nhiều ở DPI thấp như DPI 400. Kết quả như anh em thấy trong hình trên, mình đã thử vẽ 2 hình trôn ốc với 2 con chuột Logitech G304 Lightspeed (trái) và Logitech G Pro (phải) ở cùng DPI 400, Logitech G Pro dùng cảm biến HERO 16K và nó tròn trịa hơn đáng kể, nó đúng với chuyển động tay và ý đồ của mình hơn. Trong khi đó với G304 Lightspeed thì hình trôn ốc bị vuông, khi chuyển động khoanh tròn theo phương ngang và dọc thì nó tự động làm thẳng nét do tính năng angle snapping trong khi mình muốn cong. Tương tự với khi mình vẽ những vòng tròn, anh em có thể thấy rất rõ tính năng angle snapping hơi quá trên G304 Lightspeed.

Tính năng angle snapping sẽ dự đoán đường đi của của trỏ chuột, nó sẽ rất tiện dụng nếu anh em muốn vẽ những đường thẳng nhưng với game thì angle snapping lại là một bất lợi, nhất là với những tựa game FPS bởi bạn sẽ muốn chuột thể hiện chuyển động tay chính xác nhất có thể. Angle snapping có thể khiến bạn aim trượt và bắn trượt. Logitech G304 Lightspeed hiển nhiên sẽ có ít nhiều bất lợi ở mức DPI 400 với angle snapping nhưng với mình thì chấp nhận được, nó cũng không phải là một mẫu chuột để try hard, mình ưu tiên G Pro hay SteelSeries Rival 650 hơn. Ngay từ đầu mình xác định mua vì màu tím mà 😁.

Logitech G Hub G304.jpg

Có một chút lưu ý cho anh em xài con chuột này đó là nó có 2 chế độ hiệu năng là Performance và Endurance – 1 thiên về hiệu năng, độ trễ kết nối thấp nhất và pin sẽ được 250 giờ (với cục pin Duracell theo chuột), – 1 thiên về thời gian sử dụng pin, cho thời lượng đến 9 tháng. Anh em có thể chỉnh giữa 2 chế độ này trong Logitech G Hub. Sự khác biệt giữa 2 chế độ này nằm ở polling rate (tốc độ hay tần suất báo cáo vị trí của chuột với máy tính), khi chỉnh sang Endurance thì nó sẽ giảm polling rate xuống còn 125 Hz (125 lần/giây) từ đó anh em sẽ thấy được độ trễ và nó không phù hợp để chơi game. Nếu muốn xài chế độ Performance nhưng vẫn muốn pin lâu hơn thì anh em có thể chỉnh xuống 500 Hz (500 lần/giây), vừa tiết kiệm pin cho chuột, vừa giảm tải cho CPU.

Công nghệ kết nối không dây của Logitech với chuột chơi game không dây thì không cần phải bàn cãi nữa, vẫn đang là tốt nhất trên thị trường với receiver 2.4 GHz được hãng cải tiến qua từng năm mà các đối thủ như Razer về sau mới bắt kịp.

tinhte_logitechg304-4.jpg

Nhìn chung mình hài lòng với con G304 Lightspeed bản màu tím này. Nó đáp ứng được các yếu tố mình đề ra như không dây, có màu tím nè, cảm biến khá tốt đủ để chơi game không quá hardcore và hệ thống phím bấm chất lượng. Việc xài 1 cục pin AA cũng tiện trong việc thay thế.

Điều mình chưa hài lòng đó là G304 Lightspeed đúng nghĩa là chuột không dây thuần túy. Nhiều khi mình vẫn muốn xài dây nhưng G304 Lightspeed không cho phép làm điều này vì nó xài pin AA thay vì pin sạc tích hợp. Thêm vào đó, ngoài kết nối 2.4 GHz thì G304 Lightspeed không có kết nối Bluetooth nên trong tình huống anh em làm mất receiver 2.4 GHz thì bắt buộc phải tìm mua lại, không thể xài có dây, cũng không thể xài Bluetooth, nếu không mua được thì con chuột trở thành cục chặn giấy.

You may also like

Để lại bình luận